Tại sao phát triển, gia công phần mềm tại Việt Nam?

Tại sao phát triển, gia công phần mềm tại Việt Nam?

Vì sao nên phát triển hệ thống tại Việt Nam?

Vì sao nên phát triển

hệ thống tại Việt Nam?

Việt Nam hiện nay được biết đến như là nơi ủy thác phát triển Offshore rất được ưa chuộng.
Về lý do Việt Nam được ưa chuộng, Allexceed - công ty phát triển phần mềm hệ nghiệp vụ với hơn 10 năm kinh nghiệm offshore kể từ khi mở chi nhánh tại Việt Nam, xin được giới thiệu đến quý khách những thuận lợi và khó khăn khi chọn Việt Nam làm nơi ủy thác phát triển Offshore.
01

Tổng hợp

Dựa trên các thông tin bên trên, chúng tôi xin tổng hợp lại những ưu điểm và nhược điểm của việc phát triển Offshore tại Việt Nam.

Ưu điểm

1

Có thể đảm bảo nguồn nhân lực kỹ sư với giá cả thấp.

2

Có thể đảm bảo nguồn nhân lực kỹ sư ưu tú và chăm chỉ.

3

Việt Nam là môi trường dễ chấp nhận người Nhật.

4

Trong tương lai, chính sách quốc gia của Việt Nam vẫn sẽ là tiếp tục đào tạo nhân lực, nên trong tương lai sẽ là nơi đảm bảo nguồn lực.

Nhược điểm

1

Do rào cản ngôn ngữ nên tốc độ phản hồi hơi kém.

2

Có rủi ro mất nhân lực vì văn hóa thoải mái với việc thay đổi công việc.

3

Do tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tiền lương được cho là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Theo dự đoán của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp năm 2016, đến năm 2030 thì với tổng số 850.000 kỹ sư người Nhật Bản, sẽ thiếu từ 410.000 đến 790.000 nhân sự. Trong bối cảnh nhiều công ty đang gấp rút đảm bảo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số (DX) v.v, có thể nhận thấy rằng tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ ngày càng trầm trọng hơn trong thời gian tới. Công ty chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển Offshore tại Việt Nam, một nơi ủy thác có nhiều ưu điểm, đồng thời thực hiện hệ thống hóa và đào tạo nguồn nhân lực một cách chắc chắn để có thể cung cấp dịch vụ ổn định cho các công ty khách hàng trước những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và dự đoán trong tương lai về nguồn nhân lực công nghệ thông tin

02

Lãnh thổ, dân số của Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về lãnh thổ và dân số, và đó là điểm khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản cảm thấy rất gần gũi.
Quý khách hãy thử xem xét dữ liệu bên dưới trên góc độ chọn nơi ủy thác phát triển Offshore nhé.
Việt Nam
Nhật Bản

Diện tích

329,241 km²

377,975 km²

Dân số

Khoảng 97,620,000 người

125,800,000 người

Độ tuổi trung bình

31 tuổi

48 tuổi

Tôn giáo

Phật Giáo,

Công Giáo,

Cao Đài

Phật Giáo,

Thần Đạo,

Thiên Chúa Giáo

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2019 7,02%

2020 2.91%

2019  0.3%

2020 -4.5%

Diện tích và dân số Việt Nam rất giống Nhật Bản, vào thời điểm năm 2022 thì dân số Việt Nam thuộc nhóm cao, xếp thứ 15 thế giới. Về tôn giáo thì không khác mấy so với Nhật Bản, nên quý khách không cần bận tâm nhiều về điểm này khi chọn nơi ủy thác phát triển Offshore.

Điểm cần chú ý là độ tuổi trung bình và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 của Việt Nam là 7,02%, gần giống với số liệu của Nhật Bản trước năm 1988, thời điểm trước khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ. Ngay cả trong năm 2020, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại do ảnh hưởng của dịch covid, chúng tôi vẫn cảm nhận được sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặc dù chúng ta có thể sử dụng sức mạnh của Việt Nam - quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, nhưng đương nhiên sẽ có rủi ro là đơn giá phát triển Offshore sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam rất trẻ, có thể dễ dàng đảm bảo nguồn nhân lực phát triển Offshore.

Trên thực tế, tại công ty chúng tôi, mức lương trung bình của các kỹ sư Việt Nam đã tăng gần 42% trong 10 năm qua, và việc tuyển dụng nhân viên mới đang trở nên khó khăn hơn qua từng năm. Tuy nhiên, công ty chúng tôi cũng có nhiều nhân viên đã gắn bó lâu năm, và chúng tôi vẫn luôn nỗ lực giảm chi phí phát triển bằng cách thiết lập quy trình phát triển.

Việt Nam - Phát triển hệ thống
Ở Việt Nam, độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực phát triển hệ thống offshore còn rất trẻ

TOPICS

Dưới đây là dữ liệu trích dẫn từ dữ liệu cơ bản về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Nhật Bản

https://www.mofa.go.jp/mofaj/area/vietnam/data.html

1) Chính sách Đổi mới bắt đầu có kết quả vào khoảng năm 1989, và mặc dù đã có những thời kỳ tăng trưởng chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á (1997) và khủng hoảng tài chính (2008), nhưng Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao trong những năm 1990 và 2000, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình (thấp) vào năm 2010.

2) Từ năm 2011, nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng tạm thời chững lại, nhưng những năm gần đây Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu khu vực ASEAN (năm 2015 là 6,68%, năm 2016 là 6,21%, năm 2017 là 6,81%, năm 2018 là 7,08%, năm 2019 là 7,02%). Trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) bắt đầu có hiệu lực (tính đến cuối năm 2020 thì có tới 14 FTA đã bắt đầu có hiệu lực), việc phát triển cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA cùng với nguồn lao động giá rẻ đã khiến Việt Nam trở thành nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, và tiếp tục tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu.

3) Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch covid, tốc độ tăng trường kinh tế bị giảm sút xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng vẫn cao nhất trong khối ASEAN, trong khi các nước lân cận đều bị tăng trưởng âm.

Note: Đổi Mới là chính sách được Việt Nam áp dụng nhằm cải cách hệ thống chính trị và kinh tế trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường quốc tế.

03

Tích cực trong chính sách CNTT

Chúng tôi sẽ mô tả các chính sách CNTT đang được chính phủ Việt Nam tiến hành, tạo nên bối cảnh của tình trạng việc ủy thác phát triển Offshore đến Việt Nam đang ngày càng sôi động hơn. Việt Nam đã thúc đẩy tăng trưởng CNTT thông qua hai chính sách là “Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT” và “Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài” trong thời gian dài.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT

Dưới đây là trích dẫn Xu hướng chính sách phát triển công nghệ công nghiệp Việt Nam do JETRO phát hành

https://www.jetro.go.jp/ext_images/jfile/report/05000801/05000801_002_BUP_0.pdf

Tên dự án

Nội dung dự án

Nâng cao chất lượng sinh viên đại học và sau đại học chuyên ngành CNTT

Đến năm 2005, đào tạo được 50,000 kỹ sư CNTT. Trong đó có 25,000 nhân lực trở thành chuyên gia và lập trình viên cao cấp. Đưa kết quả giáo dục kiến thức, khả năng ứng dụng, trình độ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác lên ngang tầm trình độ khu vực châu Á và quốc tế. Vận dụng kỹ thuật CNTT để đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

Đào tạo CNTT tại các khoa chuyên ngành khác

Mở các khóa đào tạo nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm cho những giáo viên nòng cốt và sinh viên ưu tú của các khoa, ngành khác. Xây dựng chương trình tin học đại cương và chương trình ứng dụng khoa học thông tin.

Đa dạng hóa và xã hội hóa các loại hình đào tạo CNTT

Đa dạng hóa phương thức giáo dục, thúc đẩy đầu tư cho giáo dục. Đáp ứng nhiều nội dung học tập khác nhau.

Đào tạo và ứng dụng khoa học thông tin trong trường phổ thông

Thực hiện phù hợp và hiệu quả việc dạy và học CNTT trong trường phổ thông. Vận dụng CNTT vào các bộ môn và công tác quản lý.

Ứng dụng dịch vụ giáo dục đào tạo trong phát triển mạng và internet (EduNet).

Xây dựng hạ tầng máy tính kết nối internet nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo. Học sinh và giáo viên có thể truy cập Internet miễn phí hoặc chi phí do phía nhà trường phụ trách. Đưa dịch vụ giáo dục và đào tạo lên Internet. Ví dụ: dữ liệu giáo dục, kỳ thi tuyển sinh v.v.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, số lượng nhân sự CNTT tại Nhật Bản năm 2020 là khoảng 920.000 người và dự kiến sẽ giảm sau khi đạt đỉnh vào năm 2019. Ngược lại, tính đến năm 2019 có khoảng 430.000 người đang làm việc trong các công ty phát triển phần mềm tại Việt Nam và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới. *Theo tài liệu phát hành năm 2021 của TopDev

Các trường đại học cũng thực hiện chương trình giáo dục mang tính thực tiễn và chuyên môn cao, giúp nguồn nhân lực sở hữu những tố chất đảm bảo có thể sẵn sàng làm việc ngay sau vài tháng đào tạo sau khi tốt nghiệp.

Độ tuổi trung bình của nhân viên công ty chúng tôi cũng rất trẻ (30 tuổi), và gần một nửa số nhân viên đến từ các trường đại học hàng đầu như Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM (nếu so với Nhật Bản thì là tương đương với với Đại học Tokyo và Đại học Kyoto). Trong hai năm qua, chúng tôi đã tuyển dụng được khoảng 10 sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu. Sau khi gia nhập công ty, sau khoảng hai tháng đào tạo, những bạn nhân viên này đã đủ năng lực để làm việc với tư cách là thành viên phát triển Offshore tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng sẽ tiếp tục đảm bảo được nguồn nhân lực ưu tú trong thời gian tới.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp - Thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT v.v

https://www.meti.go.jp/shingikai/economy/daiyoji_sangyo_skill/pdf/001_s03_00.pdf

Việt Nam - Phát triển hệ thống
Độ tuổi trung bình của nhân sự phát triển hệ thống offshore ở Allexceed là 30 tuổi. Một nửa trong số đó tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu của Việt Nam

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, hiện nay các công ty CNTT tại Việt Nam có thể nhận được những ưu đãi như sau.

1. Công ty phần mềm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi.

2. Công ty phần mềm không phải nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Công ty hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài thì áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% (mức trung bình ở châu Á là 12%).

4. Người lao động đang làm công việc liên quan đến phần mềm được nhận các ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân tương tự như người nước ngoài.

5. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được miễn thuế giá trị gia tăng 10%.

6. Sản phẩm phần mềm được miễn thuế xuất khẩu.

Nhờ các ưu đãi về thuế, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ phát triển Offshore với chi phí thấp và chất lượng cao.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, sau khi hết thời hạn miễn thuế 4 năm, doanh nghiệp sẽ được giảm thuế 9 năm.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý, vì vậy mà Thái Lan, Malaysia cũng tham gia vào việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và dành nhiều ưu đãi cho đầu tư nước ngoài, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn có ưu thế hơn một chút.

Sự thành công của chính sách thu hút đầu tư này được xem là nguyên nhân giúp Việt Nam được chọn làm đối tác ủy thác của các công ty phát triển Offshore.
04

Tính cách dân tộc Việt Nam

Tính cách người Việt Nam thường được xem là có nhiều điểm chung với người Nhật. Đương nhiên giữa các cá nhân sẽ có nhiều khác biệt, nhưng về cơ bản, người Việt Nam được đánh giá là những người trung thực, siêng năng, và có ý chí cầu tiến mạnh mẽ trong công việc.

Khát vọng phát triển

Với câu hỏi “Bạn có thường coding ngoài giờ làm việc không?” thì có đến 88% lập trình viên trả lời có coding với mục đích nâng cao kỹ năng ngoài giờ làm việc. Có thể thấy rằng họ luôn khao khát nâng cao kỹ năng của bản thân ngoài công việc.

*Tham khảo báo cáo của TopDev

Các lập trình viên rất xem trọng việc nâng cao kỹ năng của bản thân. Vì vậy, nếu công ty phát triển Offshore nhận ủy thác không hiểu đúng tầm quan trọng của định hướng sự nghiệp của lập trình viên để thực hiện đào tạo cho hướng đi lâu dài, thì sẽ có rủi ro là tỷ lệ nghỉ việc cao. Để tránh tình trạng này, công ty chúng tôi cũng đang thúc đẩy cải thiện môi trường làm việc và tăng cường đào tạo.

TopDev 2019 VIETNAM DEVELOPER REPORT

https://topdev.vn/ENG_VietnamDeveloperReport2019_ByTopDev.pdf

Q Yếu tố nào khiến bạn hài lòng hơn trong công việc?

Định hướng phát triển và định hướng nghề nghiệp rõ ràng

44.2%

Đào tạo chuyên sâu

33.3%

Văn hóa công ty phù hợp

25.1%

Mức lương cao

24.9%

Dự án thử thách và thú vị

22.9%

Thể chế quản lý tốt

21.0%

Cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường làm việc

19.3%

Giờ làm việc linh hoạt

19.1%

Trình tự, phương châm rõ ràng, minh bạch

17.6%

Khác

12.9%

Việt Nam - Phát triển hệ thống
Người Việt Nam chăm chỉ

Siêng năng

Tính cách thứ hai có thể kể đến là chính là trung thực và siêng năng. Trong khảo sát Mức độ hài lòng của khách hàng về phát triển Offshore do công ty chúng tôi thực hiện, chúng tôi đã nhận được đánh giá: “không tùy tiện phát triển theo phán đoán cá nhân”, “khi có bất kỳ điểm nào chưa rõ ràng thì đều xác nhận bằng Q&A”. Phương châm của công ty chúng tôi là "tôn trọng tinh thần dám nghĩ dám làm, đặt uy tín lên hàng đầu". Chúng tôi tin rằng bằng cách giải thích triết lý của công ty và đào tạo nhân viên kỹ lưỡng, nhân viên của chúng tôi sẽ có đủ các tố chất và sự siêng năng để đáp ứng lại nhu cầu khách hàng một cách chân thành nhất.

Tỉ lệ thôi việc

Tính cách thứ ba có thể đề cập đến là việc dễ dàng thay đổi công việc. Theo dữ liệu của một khảo sát với đối tượng là các lập trình viên, số người trả lời tiền lương là quan trọng chiếm vị trí cao nhất, và về ý định chuyển việc, có 61% số người trả lời rằng “không tìm việc, nhưng nếu có cơ hội thì muốn thay đổi công việc“. Trên thực tế, một thông tin phổ biến giữa các nhân viên Nhật Bản thường trú tại Việt Nam là có những trường hợp các công ty CNTT Âu Mỹ sẵn sàng trả lương gấp đôi để săn đón người lao động.

Khi lựa chọn công ty để ủy thác phát triển Offshore, mặc dù không thể giảm rủi ro tổn thất tri thức do người lao động thôi việc xuống mức 0, nhưng để giảm rủi ro nhiều nhất có thể, cần chú ý đến cả môi trường làm việc v.v của các công ty phát triển Offshore đang xem xét lựa chọn để ủy thác.

TopDev

2019 VIETNAM DEVELOPER REPORT

https://topdev.vn/ENG_VietnamDeveloperReport2019_ByTopDev.pdf

05

Việt Nam là một quốc gia thân Nhật

Việt Nam là một trong những quốc gia thân Nhật nhất trên thế giới, đây được xem là một trong những lý do khiến Việt Nam trở thành nơi ủy thác phát triển Offshore phổ biến.

Nhật Bản đã nối lại hợp tác kinh tế với Việt Nam từ năm 1992. Nhật Bản là quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của TP.HCM cũng được xây dựng bằng vốn ODA của Nhật Bản, có thể nói sự hiện diện của Nhật Bản là rất lớn tại Việt Nam.

Dưới đây là dữ liệu trích dẫn từ dữ liệu cơ bản về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Nhật Bản

https://www.mofa.go.jp/mofaj/area/vietnam/data.html

Các nước tài trợ

(2018, dựa trên thống kê của của DAC)

(1)Nhật Bản

(2)Đức

(3)Hàn Quốc

(4)Hoa Kỳ

(5)Pháp

Văn hóa Nhật Bản rất được yêu thích, các trò chơi và phim truyền hình Nhật Bản cũng rất phổ biến, và không có ai là không biết đến các phim hoạt hình như Doraemon, Conan.

Tuy các công ty phát triển Offshore của Nhật Bản yếu thế hơn các công ty phát triển phần mềm Âu Mỹ về mức lương v.v, nhưng lý do mà các công ty phát triển Offshore của Nhật Bản vẫn có thể đảm bảo nguồn nhân lực chính là sự yêu thích sâu sắc dành cho đất nước Nhật Bản.

Ẩm thực Nhật Bản cũng rất được ưa chuộng, theo số liệu tính đến năm 2017, có hơn 1,000 nhà hàng Nhật Bản trên khắp Việt Nam.

Một điểm quan trọng khi lựa chọn phát triển Offshore là việc dễ dàng được tiếp nhận nhận tại quốc gia đó.

06

Phát triển dạng ủy thác dự án và phát triển theo hình thức lab

Sau đây, hãy cùng xem xét chi tiết các xu hướng chủ yếu của phát triển Offshore ở Việt Nam.

Đầu tiên, chúng tôi sẽ giải thích về phát triển dạng ủy thác dự án - loại hình phát triển chủ yếu ở Nhật Bản và phát triển hình thức lab - hình thức phát triển chủ yếu ở VN.

Phát triển dạng ủy thác dự án là hình thức phát triển dựa trên quy cách, yêu cầu, thiết kế chi tiết mà phía ủy thác đã đặt hàng và giao thành phẩm.

Phát triển theo hình thức lab là hình thức lập riêng một nhóm chuyên trách để thực hiện các yêu cầu của phía ủy thác, và sẽ ký kết hợp đồng với một kì hạn nhất định.

Về cơ bản, phát triển hệ thống ở Việt nam đa phần là phát triển theo hình thức lab, cho các công đoạn từ thiết kế chi tiết trở đi.

Dưới đây là so sánh của hai hình thức.

Phát triển kiểu ủy thác dự án
Phát triển theo hình thức lab

Hình thức

Hình thức phát triển dựa trên quy cách, yêu cầu, thiết kế chi tiết mà phía ủy thác đã đặt hàng và giao thành phẩm.

Hình thức lập riêng một nhóm chuyên trách để thực hiện các yêu cầu của phía ủy thác, và sẽ ký kết hợp đồng với một kì hạn nhất định

Đơn giá

Cao

Do có bao gồm phí quản lý, dự phòng rủi ro trong báo giá nên đơn giá cao.

Thấp

Do không cần phần phí quản lý, dự phòng rủi ro nên đơn giá thấp.

Áp lực cho phía ủy thác

Hơi cao

Yêu cầu tài liệu thiết kế chi tiết đầy đủ hơn do khó thay đổi quy cách.

Hơi thấp

Cần điều chỉnh ủy thác để không phát sinh tình trạng nhân sự trống.

Thay đổi quy cách

Khó

Mỗi lần thay đổi sẽ phát sinh báo giá, chi phí thêm.

Dễ

Do tất cả chi phí đã gói gọn trong hợp đồng lab nên sẽ không phát sinh chi phí thêm.

Nhân sự

Phía nhận ủy thác sẽ quyết định nhân viên thực hiện.

Có khả năng không thể đặt hàng do phía nhận ủy thác không thể sắp xếp nhân sự.

Có thể đảm bảo nhân sự liên tục.

Phát triển dạng ủy thác dự án thường được sử dụng trong trường hợp thiếu nhân sự cho một công việc phát sinh đơn lẻ, khi đó các công ty thường ủy thác cho một số công ty phát triển Offshore mà họ có liên hệ.

Ngoài ra, cũng có trường hợp thực hiện phát triển dạng ủy thác dự án để thử nghiệm trước khi kí kết hợp đồng theo hình thức lab.

Phát triển kiểu lab thường được sử dụng trong trường hợp cần phát triển liên tục, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, đồng thời vừa phát triển vừa nâng cao độ thuần thục và hiệu suất.

Về cơ bản, khi cần phát triển liên tục thì chúng tôi khuyến khích phát triển theo hình thức lab vì có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng trường hợp quý khách lo lắng là sẽ phát sinh nhân sự trống, thì vẫn có lựa chọn là sử dụng hình thức phát triển dạng ủy thác dự án.

Vì là phát triển Offshore với chi phí thấp, nên phương thức bảo đảm đội ngũ nhân sự cố định, theo đó dần nâng cao mức độ thuần thục đang trở thành phương thức phổ biến nhất. Và có thể nói rằng đây là một lợi thế mà phát triển trong nước không có được.

07

Đơn giá

Hãy xem xét tình hình thực tế về đơn giá của công ty phát triển Offshore.
Dữ liệu đơn giá nhân công theo tháng theo sách trắng phát triển Offshore năm 2023 là như sau:
Đơn giá tháng nhân công (10,000 Yên)
Lập trình viên
Kỹ sư Senior
Kỹ sư cầu nối
PM
40.22
49.13
57.73
79.38

Lập trình viên

40.22

Kỹ sư Senior

49.13

Kỹ sư cầu nối

57.73

PM

79.38

Mặc dù đơn giá có xu hướng tăng, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với đơn giá của các kỹ sư phát triển hệ thống người Nhật. Để quý khách tham khảo, chúng tôi sẽ liệt kê giá tham khảo của khu vực Tokyo và phụ cận và giá nearshore.

Dưới đây là trích dẫn từ báo cáo thông tin đơn giá kỹ sư 2021

https://in.nearshore.or.jp/engineer-2021

Đơn giá tháng nhân công (10,000 Yên)
Lập trình viên
Lập trình viên cao cấp
PM
Khu vực Tokyo và phụ cận
57.9
72.8
132
Nearshore
52.8
63.5
104

Khu vực Tokyo và phụ cận

Lập trình viên

57.9

Nearshore

Lập trình viên

52.8

Lập trình viên cao cấp

72.8

Lập trình viên cao cấp

63.5

PM

132

PM

104

Không thể chỉ đơn giản so sánh dữ liệu trên thôi là đủ, nhưng dữ liệu này là một dữ liệu tham khảo rất hữu ích. Lý do không thể chỉ so sánh đơn giản dữ liệu trên là vì dữ liệu thông tin đơn giá kỹ sư là giá trị trung bình của toàn thể kỹ sư hệ thống Nhật Bản, còn dữ liệu về công ty phát triển Offshore thì chỉ giới hạn trong các công ty phát triển Offshore của Nhật Bản tại Việt Nam. Nguồn nhân sự trong công ty phát triển Offshore của Nhật Bản tại Việt Nam là những kỹ sư có trình độ học vấn tương đối cao so và xuất sắc hơn so với mặt bằng chung của kỹ sư ở Việt Nam, nên khó có thể so sánh một cách đơn giản. Mặc dù có rào cản ngôn ngữ nhưng với mức giá này mà có thể đảm bảo được những kỹ sư giỏi người Việt Nam có thể nói là một lợi thế lớn.

Thế mạnh phát triển Offshore của công ty chúng tôi

Chúng tôi - Allexceed đồng hành cùng quý khách hàng với tư cách là một đối tác, thực hiện phát triển hệ thống một cách trung thực để có thể xây dựng mối quan hệ có lợi cho cả hai bên. Để đạt được điều này, chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo chất lượng bằng cách tập hợp kinh nghiệm của các kỹ sư ưu tú giàu kinh nghiệm thành các quy trình công việc.

Dự án từng thực hiện

Liên hệ hợp tác